Những điều cần biết khi mua máy tính để học ngành công nghệ thông tin (CNTT-IT)

bởi admin

Ngành học Công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay khá phổ biến nhưng nhiều học sinh/ sinh viên còn chưa hiểu rõ được sau này ra trường sẽ làm gì. Và trong quá trình học thì cần máy tính để học công nghệ thông tin như thế nào? Tapchicongnghemaytinh.com sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin đó qua bài viết này nhé!

NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH ĐỂ HỌC

Công nghệ thông tin (Information Technology/ IT), đây là một ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và các phần mềm trên máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.

máy tính học công nghệ thông tin

Ở Việt Nam, ngành CNTT được hiểu là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ máy tính, viễn thông, điện tử nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin, tiền năng của nó vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người.

Khi theo học ngành công nghệ thông tin, sinh viên sẽ được nghiên cứu, thực hành từ cơ bản đến nâng cao chuyên sâu về máy tính, công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính, an toàn thông tin mạng, đa phương tiện… Và tại mỗi trường, mỗi trung tâm đào tạo, học sinh, sinh viên sẽ được đào tạo theo một chương trình riêng được nghiên cứu tổ chức một cách bài bản.

Học CNTT thì nên chọn trường nào?

Nổi tiếng với các khối ngành học kĩ thuật, Đại học Bách Khoa sẽ là trường đầu tiên được nhắc tới khi các học sinh cấp 3 muốn chọn trường. Đây là trường đại học đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kĩ thuật… với thời gian học trung bình 5 năm và khi tốt nghiệp sẽ có Bằng Kĩ sư.

Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội là một trường Đại học mới trong khối trường Đại học Quốc gia nhưng Đại học Công nghệ Thông tin đã chứng tỏ mình là một đơn vị đào tạo ngành công nghệ thông tin rất tốt khi liên tục đạt giải cao trong các kì thi tin học, công nghệ quốc tế. Trường chuyên đào tạo về các lĩnh vực khoa học công nghệ, khoa học máy tính, công nghệ phần mềm,…

Đại học Khoa học Tự nhiên là một trường Đại học hàng đầu tại Việt Nam đào tạo ngành công nghệ thông tin, đơn vị đi đầu trong việc nghiên cứu và phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin. Với giảng viên giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại thì Trường Đại học Khoa học Tự nhiên chắc chắn là sự lựa chọn hàng đầu cho các bạn.

Đại học FPT là một ngôi trường năng động, sáng tạo với chất lượng đào tạo luôn thuộc hàng top. Khi học Đại học FPT bạn phải trang bị cho mình kỹ năng tiếng Anh thật tốt và một năng lực tài chính mạnh. Trường có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm nên sẽ dẫn dắt và truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích đến sinh viên.

Cách chọn máy tính để học ngành công nghệ thông tin

Có một vấn đề mà rất nhiều bạn sinh viên theo học ngành CNTT quan tâm đó chính là “Máy tính để học công nghệ thông tin” thì nên mua loại nào? Học công nghệ thông tin thì nên mua máy tính loại nào?

Điều này rất dễ hiểu vì khi học ngành học này, yêu cầu về thiết bị máy tính cũng sẽ cao hơn so với các ngành học thông thường khác. Trong bài viết này, Tincpu.com sẽ tư vấn cho các bạn mua laptop và máy tính cây để học ngành CNTT tốt nhất và tiết kiệm chi phí.

Tư vấn laptop cho sinh viên ngành công nghệ thông tin

Laptop vẫn là lựa chọn tối ưu cho sinh viên bất kể ngành học nào vì dễ di chuyển, có thể để ở nhà, mang lên lớp hoặc mang tới các địa điểm học nhóm để sử dụng. Hơn thế nữa, giá thành của laptop ở thời điểm hiện tại cũng khá rẻ và mẫu mã đa dạng để sinh viên có thể mua sắm, trang bị cho học tập.

máy tính học công nghệ thông tin

Để lựa chọn laptop – máy tính để học công nghệ thông tin, các bạn sinh viên cần lưu ý về thiết kế và cấu hình của máy.

Về thiết kế:

  • Bạn nên chọn các mẫu laptop có kích thước màn hình khoảng 14 – 15 inch, phục vụ cho công tác học tập của ngành công nghệ thông tin thì không nên mua màn hình quá bé 12 – 13 inch, sẽ rất khó nhìn.
  • Chọn máy tính để học công nghệ thông tin có thời lượng pin cao vì trong lớp học không phải lúc nào cũng có sẵn ổ cắm điện.
  • Mua laptop học CNTT có trọng lượng nhỏ để dễ dàng mang đi, hiện nay, các hãng laptop đều hướng đến thiết kế đẹp và mỏng nhẹ khiến đối tượng sinh viên yêu thích sử dụng

Về cấu hình laptop:

  • Lựa chọn laptop có bộ vi xử lý CPU đảm bảo
  • Trang bị đủ bộ nhớ RAM
  • Lựa chọn ổ cứng SSD sẽ giúp laptop làm việc mượt mà hơn
  • Lựa chọn laptop sử dụng card đồ họa rời hay tích hợp onboard

Một số hãng laptop mà sinh viên CNTT có thể tham khảo là Macbook, Dell, HP, Lenovo Thinkpad, Asus… Cũng cần lưu ý rằng, học ngành CNTT thì bạn cũng không nên mua laptop quá rẻ, đầu tư laptop cấu hình tốt, bền để sau này khi ra trường vẫn có thể sử dụng tốt cho công việc.

Có nên mua máy tính cây để học CNTT?

Laptop là lựa chọn máy tính để học công nghệ máy tính tốt, vậy sinh viên có nên mua máy tính cây không?

LAPTOP MÁY TÍNH ĐỂ BÀN
  • Nhỏ gọn, dễ di chuyển
  • Chọn theo sản phẩm laptop
  • Giá trung bình 7 – 30 triệu đồng
  • Khó sửa chữa vì thiết kế kín
  • Chỉ đặt 1 chỗ, không di chuyển
  • Có thể chọn từng linh kiện hoặc mua case lên sẵn cấu hình phù hợp
  • Giá nhiều mức từ > 5 triệu đồng
  • Dễ dàng sửa chữa, thay thế, nâng cấp cây PC

Tuy không thể mang lên lớp học hay đến bất kì vị trí nào mà bạn mong muốn nhưng case máy tính để bàn để học CNTT lại có những ưu điểm như có thể tự chọn các linh kiện để build case phù hợp với mức giá cực kì tiết kiệm, chạy được các chương trình phần mềm hoặc các game nặng hơn laptop, dễ dàng sửa chữa, nâng cấp bởi cấu tạo mở.

Máy tính để học công nghệ thông tin dạng PC sẽ ổn định hơn, bền bỉ và tiết kiệm hơn so với laptop nhưng tuỳ vào nhu cầu sử dụng để bạn có thể lựa chọn. Và tất nhiên, nếu có điều kiện về kinh tế thì bạn có thể trang bị cả 2 loại để sử dụng thuận tiện nhất!

LƯU Ý KHI CHỌN MÁY TÍNH ĐỂ HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Khi mua máy tính để học công nghệ thông tin cũng như trong quá trình sử dụng, bạn cần biết những lưu ý quan trọng này. Đó là: Giá mua máy tính, địa chỉ mua máy tính để học công nghệ thông tin và cách sử dụng để máy tính được bền nhất.

Giá máy tính

Đối với sinh viên, chắc hắn sẽ không có quá nhiều tiền hoặc bố mẹ không chi quá nhiều tiền để bạn có thể chọn được chiếc máy tính xách tay hay máy tính để học công nghệ thông tin dạng PC cao cấp. Mặc dù ngành CNTT yêu cầu về cấu hình máy tính cao hơn nhưng cũng không quá cao đến mức bạn phải đầu tư những máy tính đắt tiền.

nguồn máy tính đồ họa

Hãy tìm hiểu nhu cầu học tập và làm việc thật kĩ trước khi quyết định chọn mua máy tính để học công nghệ thông tin, tránh lãng phí tiền của mà không sử dụng hết những tính năng của chiếc máy tính đó.

Nếu mua laptop, hãy chọn loại có giá khoảng 10 – 18 triệu đồng.

Nếu mua máy tính để bàn, build 1 dàn máy tính giá khoảng 10 – 15 triệu đồng (bao gồm màn hình) là ổn.

Mua máy tính tốt nhất ở đâu?

Ngoài các đơn vị bán lẻ thiết bị điện tử nổi tiếng như Điện Máy Xanh, FPT, Pico, Media Mart, Nguyễn Kim… thì bạn cũng có thể tham khảo các công ty bán máy tính và linh kiện máy tính giá tốt như Phong Vũ, An Phát, Speedcom, Tân Thành Danh…

Nhưng công ty máy tính nhỏ sẽ có mức giá tốt hơn cho bạn mà vẫn đảm bảo chất lượng chính hãng 100%, bảo hành chính hãng theo đúng thời gian cam kết. Và hơn thế nữa, nhân viên bán hàng của các công ty chuyên về máy tính này sẽ am hiểu sâu hơn so với nhân viên điện máy, tư vấn cho bạn kĩ càng và đúng nhu cầu hơn!

Cách sử dụng để máy tính bền bỉ

Một số công việc có thể kể đến trong quá trình sử dụng máy tính để học công nghệ thông tin, như những cách đơn giản mà mọi dân CNTT nào cũng đều nên biết như cài Windows, khắc phục một số lỗi cơ bản máy tính dễ dàng gặp phải, sử dụng nhẹ nhàng tránh va đập, vệ sinh máy tính định kỳ để máy luôn hoạt động mát và ổn định…

Ngoài ra đừng quên đọc qua chính sách bảo hành các điều kiện được hưởng bảo hành để nắm rõ mình sẽ được hưởng những quyền lợi gì khi mua một chiếc laptop về phục vụ học tập và công việc.

LỜI KẾT

Qua bài viết này, hy vọng tincpu.com đã giúp bạn có được những kiến thức bổ ích về máy tính để học công nghệ thông tin và các lưu ý cần thiết khác. Đón xem những tin tức công nghệ đặc biệt của chúng tôi trong các bài viết tiếp theo nhé!

Nguồn: sưu tầm


Related Posts

Leave a Comment